La mắng, dọa nạt, đánh đòn đều là những phương pháp phản tác dụng đối với trẻ nhỏ. Để con phát triển theo chiều hướng tích cực, con có thể hành xử và nghe lời người lớn mẹ cần có những tuyệt chiêu sau đây.



Mẹ phải đặt ra những quy tắc trong gia đình

Đặt ra các quy tắc trong gia đình rất quan trọng vì nó giúp thiết lập các chuẩn mực và kỳ vọng cho trẻ, để bé có thể biết những hành vi nào được chấp nhận và những hành vi nào không được chấp nhận. Vì thế, hãy tạo ra một danh sách các quy định dễ hiểu cho gia đình bạn. Việc tuân thủ theo các thoả hiệp này sẽ giúp các thành viên tôn trọng nhau hơn, đồng thời sẽ tạo nền tảng cho sự thấu hiểu, thông cảm.

Hãy chắc rằng mẹ đã chọn những quy định mà cả gia đình, kể cả người lớn sẽ tuân theo. Bên cạnh đó, phải làm gương với những hành vi mà ta đang đòi hỏi ở con cái. Cuối cùng, các quy định chỉ nên giới hạn từ 4 đến 5 điều và được trình bày theo ngữ điệu mà bạn đang muốn con mình làm theo. Ví dụ; “Chúng ta sẽ nói chuyện nhẹ nhàng với những người mà ta yêu thương” thay vì  “Đừng cãi lời”.

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu dạy dỗ 1 đứa trẻ. Nhưng đôi khi bé yêu nhà bạn lại tỏ thái độ bất hợp tác, không sẵn sàng nghe theo sự dạy bảo của cha mẹ. Làm thế nào để lời nói của các bậc phụ huynh trở nên "có trọng lượng" hơn?

Mẹ hãy luôn kiềm chế và là người thầy tuyệt vời

Cha mẹ là người ở bên cạnh con cái từ khi chúng được sinh ra, vì thế, chính bạn sẽ dạy con mình những giá trị cuộc sống và chia sẻ những sở thích với bé. Có thể nói, bạn là người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc đời của con cái và mỗi chúng ta sẽ tìm ra cho mình một cách nuôi dạy con tốt nhất ứng với tính cách của chính con mình.

Thực sự, nếu cha mẹ chấp nhận những sai lầm của con cái thay vì luôn mong đợi chúng hoàn hảo thì đã thành công một nửa trong vai trò người thầy. Chính cách yêu thương dạy dỗ, cảm thông với những khiếm khuyết của trẻ sẽ xây dựng và duy trì tốt mối quan hệ cha mẹ – con cái bền chặt, cũng như đồng thời hỗ trợ sự phát triển trí não của bé đấy!

Cảm thông cho những khiếm khuyết, giúp trẻ có thời gian ổn định và phát triển nhân cách chính là bí quyết để bạn – một người thầy tuyệt vời dạy trẻ biết nghe lời đấy!

Không bênh vực cái sai của con

Hãy xây dựng hệ thống thưởng, phạt rõ ràng với con trẻ. Sự kiên định trong quy định xử phạt là một cách giúp con bạn thực hành những hành vi tốt, từ đó có thể trẻ biết nghe lời.

Cho trẻ thấy được hậu quả của việc không nghe lời cha mẹ và khi vâng lời sẽ có thưởng. Không cần thưởng thường xuyên cho trẻ mà chỉ thi thoảng động viên trẻ bằng những phần thưởng nhỏ và nên nhắc trẻ rằng việc trẻ vừa làm là đúng. Xử phạt nên phù hợp với  lỗi sai, vậy nên khi gia đình bạn đang bàn về các quy định trong nhà, sẽ rất hữu ích nếu cả 2 vợ chồng đều thống nhất hình thức xử phạt khi con bạn phạm lỗi.

Luôn có khẩu hiệu đếm từ 1-3

Thomas W. Phelen- một trong những bậc thầy về việc nuôi dạy con, ông đã viết cuốn 1-2-3 Magic và đó là một trong những phương pháp dạy con hiệu quả được nhiều bậc cha mẹ ứng dụng. Trong số nhiều khái niệm khác, Phelen cũng nêu ra tầm quan trọng trong việc đề ra hệ thống nhắc nhở có giới hạn khi hành vi của trẻ gây phiền phức, khó chịu hay không thể chấp nhận. Trẻ con không phải vừa sinh ra đã biết cư xử nên với vai trò làm cha mẹ, chúng ta sẽ là người dạy cho trẻ điều mà chúng ta đang mong đợi.

Như đã đề cập, khi giải quyết theo hướng giáo dục và khuyến khích, quá trình dạy dỗ đó sẽ giúp não phát triển giúp trẻ biết giải quyết vấn đề và điều tiết cảm xúc. Nếu trẻ không nghe lời trong vài giây, bạn bắt đầu đếm, bằng một giọng dứt khoát, nhìn vào mắt trẻ, sử dụng động thái (giơ các ngón tay tương thích với số đếm), và dừng giữa các số để xem phản ứng. Điều gì xảy ra khi đếm đến 3? Có thể là một hình phạt vì không nghe theo yêu cầu.

 Dạy bé nghe lời và biết cách tiết chế

Việc dạy trẻ nghe lời sẽ dễ dàng hơn nếu bố mẹ học được cách giảm bớt những lời chê bai. Nói cách khác, hãy cố gắng giảm chế giễu và phán xét khi muốn con bạn làm như mong đợi. Rất khó để ta kiểm soát được sự chán chường khi dạy con, nhất là khi hành vi đó cứ lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, giữ cho mọi việc luôn nhẹ nhàng dưới những áp lực và thể hiện sự tha thứ cho người gây ra hành vi đó là những giá trị mà chúng ta muốn con mình tiếp thu.

Việc dạy trẻ biết nghe lời sẽ dễ dàng hơn nếu cha mẹ học được cách giảm bớt những lời chê bai, kiềm chế những cảm xúc xấu.



Mẹ nên kiêm tốn khi con biết lắng nghe


Thực chất, không phải thời điểm nào cũng có thể dạy dỗ bé vì trẻ con cần phải sẵn sàng mới có thể tiếp thu những gì mẹ dạy. Khi đang cáu kỉnh, chắc chắn bé sẽ  có hành vi phản kháng với những giới hạn mà bạn đặt ra. Vì thế, sẽ rất hiệu quả nếu mẹ chờ đến khi bé bình tĩnh và chịu lắng nghe những gì bạn muốn truyền đạt. Thậm chí, bé cũng sẽ chấp nhận thực hiện hình phạt nếu như mẹ biết thời điểm nào đưa ra đấy!

Bên cạnh đó, cách tốt nhất là cha mẹ cùng trao đổi với nhau hướng giải quyết cho hành vi tiêu cực đó của con. Bởi một khi cha mẹ cùng càng có cùng quan điểm, nỗ lực dạy con sẽ càng thành công. Không những thế, thật tốt khi biết vợ/chồng bạn cũng đồng quan điểm về các vấn đề quan trọng như dạy dỗ con cái.

Trẻ em ngoài những quyền lợi được pháp luật bảo vệ ra còn có một số trách nhiệm phải làm. Để dạy con ngoan cha mẹ nên tìm hiểu và giải thích cho trẻ hiểu cả quyền lợi và trách nhiệm của trẻ.

Dạy con nghe lời bằng tình yêu của mẹ

Trẻ con cảm nhận được sự yêu thương từ gia đình sẽ phát triển não với khả năng giải quyết vấn đề, giúp đỡ bản thân và người khác. Qua đó,trẻ sẽ phát triển lòng tự trọng, cũng như đem lại sự quả cảm và tính kiên định. Lòng tự trọng này sẽ giữ con khỏi những điều xấu mà ta muốn chúng tránh xa.

Dạy trẻ biết nhận lỗi

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cách cư xử, dạy dỗ mang tính giáo dục cao của cha mẹ đối với trẻ sẽ mang lại hiệu quả tích cực tới não bộ và cảm xúc của bé. Chẳng hạn mẹ giận dữ dẫn đến hành vi la mắng trẻ quá lời, khi bình tĩnh trở lại, bạn có thể có thể trò chuyện với con về việc: Khi quá mệt mỏi sẽ làm con người nói và làm những điều họ không cố ý. Bạn có thể dạy con nói xin lỗi nếu chúng ta sẵn sàng chịu thừa nhận và xin lỗi, hơn là đổ lỗi cho người khác.

Giải quyết vấn đề không đồng nghĩa với việc thỏa hiệp hình phạt; mà là chúng ta cố gắng kết nối lại với người ta yêu thương để họ thấy không ai là hoàn hảo. Và sau khi “vòng kết nối” an toàn lại được tạo ra, cha mẹ vẫn có thể đưa ra hình phạt với trẻ.

( Nguồn Sưu Tầm : Chiasehay.org)