Mô hình phát triển tổ dịch vụ mạ khay cấy máy thuộc Đề án “Phát triển dịch vụ Mạ khay cấy máy giai đoạn 2020 -2023” được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Hà Nam triển khai từ năm 2021 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2023 toàn tỉnh có 10% diện tích, khoảng 3000 ha cấy máy. Qua hai vụ sản xuất, toàn tỉnh đã có 1.600 ha được cấy máy ở tất cả 6 huyện, thị, thành phố. Trong những ngày đầu xuân năm mới, bà con nông dân nhiều nơi đã xuống đồng đưa máy vào ruộng, phủ kín hàng trăm ha diện tích.

Bà con rất phấn khởi vì lần đầu tiên làm mô hình này cảm thấy không vất vả, hiệu quả rất rõ rệt từ các các khâu dịch vụ

Ngay từ những ngày đầu năm, mặc dù thời tiết rét mướt, bà con nông dân thường xuyên có mặt trên những cánh đồng chuẩn bị cho việc cấy hái. Ông Trịnh Văn Hòa, nông dân xã Thanh Tân- Thanh Liêm cho biết: “Cán bộ Trung tâm khuyến nông của tỉnh về tận nơi hướng dẫn bà con cách gieo cấy mô hình này. Kể ra thì nhàn nhã lắm, chẳng mất nhiều công sức, giá thành lại rẻ hơn thuê cấy thủ công. Tuy nhiên, nhiều người nhìn thấy những hàng lúa thưa hơn bình thường có vẻ tiếc đất, nhưng thật ra, khoảng cách mỗi hàng phải như vậy mới đúng yêu cầu để lúa phát triển tốt. Mỗi ngày, một máy cũng cấy được 5ha. Bà con yên tâm có thời gian làm việc khác tăng thu nhập.”

Mạ đủ điều kiện cấy, nông dân chuẩn bị lột khay mạ mang ra đồng cấy máy

Máy cấy được bà con thuê của các hộ tư nhân hoặc do tổ dịch vụ cung cấp. Đây là dòng máy cấy Kubota Nhật Bản

    Hiện nay, bà con nông dân trong tỉnh sử dụng hai loại máy cấy, một loại máy cấy tay, nghĩa dùng tay đẩy mạ, một loại máy cấy tự động 6 hàng của Kubota Nhật Bản, có tính năng điều chỉnh mật độ cũng như độ nông sâu của cây lúa phù hợp với điều kiện đất và loại giống. Loại máy này do các tổ dịch vụ, tư nhân cung cấp, chưa phổ biến hết ở các địa bàn nông thôn. Giá máy khá đặt đỏ nên khi triển khai Đề án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đề xuất tỉnh cho  cơ chế hỗ trợ 50% giá máy cấy cho dân.

#BeatHaNan